Để bề mặt kim loại có thể chống chịu được với môi trường khắc nghiệt thì người ta đã nghiên cứu ra phương pháp mạ kẽm nhúng nóng. Hiện phương pháp này được áp dụng phổ biến cho nhiều sản phẩm cơ khí kể cả các chi tiết có cấu tạo phức tạp. Ưu điểm của phương pháp này khá đơn giản, giúp tăng độ bền và tuổi thọ, chống hoen gỉ, chống ăn mòn rất tốt. Tuy nhiên, những tác động của điều kiện bên ngoài nếu không được bảo quản cẩn thận cũng sẽ dẫn đến hư hỏng sản phẩm.
Một số nguyên nhân khiến lớp mạ kẽm nhúng nóng bị hư hỏng bề mặt gồm:
Trong quá trình xi mạ kẽm nhúng nóng thì thép sẽ nhúng vào bể kẽm tạo ra các tinh thể hợp kim kẽm sắt, một phần chúng sẽ thoát ra ngoài ống thép và rơi vào bể kẽm. Khi đó, nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài thì các tinh thể kẽm sắt sẽ lắng xuống đáy tạo thành xỉ kẽm, những xỉ kẽm này có độ nóng chảy cao hơn kẽm thường khoảng 6.500 độ C.
Tro kẽm thường được hình thành trong quá trình làm sạch cuối cùng của bề mặt thép, thành phần của tro kẽm gồm clorua và kẽm oxit, đây là 2 yếu tố chính làm ảnh hưởng đến chất lượng của ống thép sau khi xi mạ xong.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu sản phẩm xi mạ kẽm bị xỉ kẽm sẽ khiến cho bề mặt ống thép bị thô và sần. Nếu bị tro kẽm sẽ làm giảm hoặc mất đi độ sáng bóng trên bề mặt ống thép và làm mất giá trị của sản phẩm mạ kẽm.
Thông thường, kẽm sẽ động lại ở nhiệt độ 4.200 độ C, vì thế sau khi xi mạ kẽm xong sản phẩm sẽ đông lại khá nhanh tạo thành lớp bảo vệ chắc chắn. Do đó, nếu bạn để ốp thép quá dày nhiệt độ sẽ lưu lại lâu sẽ khiến kẽm nhúng nóng chảy và rút đi rất nhanh.
Độ dày của lớp mạ kẽm phụ thuộc vào bề mặt của thép. Theo đó, nếu bề mặt thép thô thì bạn cần phải tạo lớp mạ kẽm dày hơn khoảng 30-50% so với bề mặt thép mạ mỏng.